VDM FORWARDER CO.,LTD
1. DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN NỘI ĐỊA
CẢNG VẬN CHUYỂN |
VẬN CHUYỂN CONTAINER |
|
. Sài Gòn |
. Đà Nẵng |
VDM Forworder cung cấp dịch vụ vận chuyển Container đi/đến 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam |
2. DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ
TUYẾN |
TỪ CÁC CẢNG VIỆT NAM ĐI QUỐC TẾ & NGƯỢC LẠI |
|
1. Châu Âu: |
. Anwerp |
. Leharve |
2. Hoa Kỳ: |
. Chicago |
. New York |
3. Trung - Nam Mỹ: |
. Callao |
. San Vincente |
4. Trung - Bắc Phi: |
. Casablanca |
. Durban |
5. Australia: |
. Adelaide |
. Melbourne |
6. Trung Quốc: |
. Dalian |
. Shenzhen |
Tokyo MOU là tổ chức hợp tác liên chính phủ về kiểm tra nhà nước tại cảng biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gồm 18 thành viên và bắt đầu hoạt động từ năm 1994. Mục đích chính của tổ chức là đảm bảo hoạt động hàng hải trong khu vực, đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường. Để thực hiện nhiệm vụ, Tokyo MOU xây dựng và công bố các danh sách đen/xám/trắng, trong đó danh sách đen nêu tên các quốc gia có số tàu bị lưu giữ cao, tức là tàu treo cờ các quốc gia này có nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng và thường xuyên bị lưu giữ tại cảng biển của các nước thành viên.
Với đội tàu vận tải hoạt động chủ yếu trong khu vực các nước thành viên của Tokyo MOU, Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức này từ năm 1999. Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam liên tục có tên trong danh sách đen của Tokyo MOU, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của đội tàu Việt Nam và trực tiếp gây nhiều khó khăn cho tàu biển Việt Nam khi hoạt động trên các tuyến quốc tế.
Lạc quan với mục tiêu của đề án
Ngày 2-5-2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng ký Quyết định 1133/QĐ-BGTVT phê duyệt đề án “Đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo MOU vào cuối năm 2014”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2013 giảm tỷ lệ lưu giữ tàu Việt Nam xuống 6% đã không đạt được, khi tỷ lệ thực tế là 6,13%, dù đây là con số tiến bộ nhất kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tokyo MOU. Tuy nhiên, đối với mục tiêu đến cuối năm 2014 là giảm tỷ lệ này xuống 5,5% thì đội tàu Việt Nam có vẻ như đang đi đúng hướng khi tính đến hết tháng 5-2014, tỷ lệ tàu lưu giữ đã giảm xuống 4,23% (chỉ có 13 tàu bị lưu giữ trong tổng số 307 lượt tàu được kiểm tra).
Với tỷ lệ giảm nhanh và lần đầu tiên đội tàu Việt Nam bị lưu giữ thấp hơn mức lưu giữ tàu cả khu vực (4,43%), có cơ sở để có thể lạc quan hơn về việc đội tàu Việt Nam sẽ được ra khỏi danh sách đen của Tokyo MOU trong năm 2014. Một vài số liệu khác củng cố cho sự lạc quan này.
Theo số liệu bảng 1, ta có thể ghi nhận rằng tỷ lệ tàu Việt Nam bị lưu giữ đã giảm mạnh trong năm 2012 và tiếp tục giảm trong năm 2013, dù tỷ lệ này vẫn luôn cao hơn so với cả khu vực. Tuy nhiên, như vậy cũng đã có thể xem là rất tích cực, khi mà trong thập kỷ trước, tỷ lệ lưu giữ đội tàu Việt Nam thường xuyên cao hơn 12%, trong đó có hai năm lên đến 27%! Cũng cần lưu ý rằng trong năm tháng đầu năm 2014, mặc dù tỷ lệ lưu giữ giảm nhưng tỷ lệ tàu mắc khiếm khuyết lại có xu hướng tăng, như vậy đội tàu Việt Nam dù có cải thiện về việc mắc khiếm khuyết nghiêm trọng, nhưng những lỗi khác (không dẫn đến lưu giữ) thì vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Một con số đáng lưu ý khác là số khiếm khuyết trung bình trên mỗi lượt tàu kiểm tra của Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2014 cũng chỉ giảm nhẹ từ 3,75 xuống 3,63 khiếm khuyết/tàu, và mức này là vẫn cao hơn tỷ lệ cả vùng trong năm 2013. Điều này củng cố cho nhận định ở trên về số khiếm khuyết trên các tàu biển Việt Nam.
Chưa thể lạc quan với đội tàu
Nếu nhìn vào những con số thống kê như trên, chúng ta có thể tin rằng Quyết định 1133 và đề án liên quan sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nếu theo dõi tình hình vận tải đường biển Việt Nam trong những năm vừa qua, thì dù đề án thành công, đội tàu Việt Nam vẫn còn nhiều ngổn ngang phía trước.
Kể từ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến nay, ngành vận tải biển toàn cầu gặp nhiều khó khăn, giá cước vận chuyển giảm nhanh dẫn đến việc nhiều hãng vận tải đã cho tàu nằm không để chặn đà lao dốc của cước vận chuyển, số tàu nằm không vào cuối năm 2011 chiếm 0,9% tổng trọng tải đội tàu thế giới, tương đương 10,7 triệu DWT. Nhiều hãng vận tải Việt Nam cũng thu hẹp dần hoạt động, phải bán tàu và cho tàu nằm không, nguyên nhân thì không chỉ vì thị trường đi xuống mà còn do đội tàu có chất lượng kém nên rất khó cạnh tranh giành đơn hàng. Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, tính đến ngày 28-2-2014, đội tàu biển Việt Nam đã bị giảm 87 tàu so với thời điểm 31-12-2012.
Thêm vào đó, lượng hàng hóa vận chuyển của đội tàu Việt Nam đã tăng chậm lại từ năm 2010-2012 và đến năm 2013 thì giảm. Điều này cho thấy, số lượng tàu Việt Nam thực sự hoạt động có xu hướng giảm, dù chưa rõ xu hướng này có kéo dài hay không, nhưng chắc chắn khi số tàu hoạt động giảm và các tàu chất lượng kém phải nằm không, thì số tàu bị kiểm tra và lưu giữ tại các cảng trong khu vực cũng sẽ giảm đi. Do đó, tỷ lệ tàu bị lưu giữ giảm là một thông tin tích cực, nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng nếu cuối năm 2014 cái tên Việt Nam không còn nằm trong danh sách đen, thì thành tích này đã đạt được trong bối cảnh đội tàu phải thu hẹp hoạt động một cách miễn cưỡng.
Với những con số thống kê lạc quan, việc đội tàu Việt Nam không còn nằm trong danh sách đen của Tokyo MOU vào cuối năm 2014 là điều không còn nằm ngoài tầm với. Tuy nhiên, với những diễn biến của ngành vận tải biển ở trong nước lẫn quốc tế gần đây, thì thành tích này chưa phải là một chỉ dấu xác đáng cho việc phát triển đội tàu nói riêng và ngành vận tải biển nói chung một cách bền vững.
Nguon TBKTSG