VDM FORWARDER CO.,LTD
1. DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN NỘI ĐỊA
CẢNG VẬN CHUYỂN |
VẬN CHUYỂN CONTAINER |
|
. Sài Gòn |
. Đà Nẵng |
VDM Forworder cung cấp dịch vụ vận chuyển Container đi/đến 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam |
2. DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ
TUYẾN |
TỪ CÁC CẢNG VIỆT NAM ĐI QUỐC TẾ & NGƯỢC LẠI |
|
1. Châu Âu: |
. Anwerp |
. Leharve |
2. Hoa Kỳ: |
. Chicago |
. New York |
3. Trung - Nam Mỹ: |
. Callao |
. San Vincente |
4. Trung - Bắc Phi: |
. Casablanca |
. Durban |
5. Australia: |
. Adelaide |
. Melbourne |
6. Trung Quốc: |
. Dalian |
. Shenzhen |
Nền kinh tế phát triển đã kéo theo sự đòi hỏi cao hơn của con người trong hoạt động chuyên chở, giao nhận hàng hóa với các khách hàng và đối tác của mình. Nhưng để đáp ứng tốt nhu cầu đó, việc sử dụng kết hợp các phương thức vận tải hàng hóa cùng với nhau là hết sức cần thiết, trong đó chắc chắn rằng vận chuyển đường biển là tuyến đường mà rất nhiều người không thể bỏ qua, đặc biệt là những ai thường xuyên vận tải kiện hàng lớn, đi xa.
Vận chuyển đường biển là gì?
Nói đến vận chuyển đường biển, chúng ta có thể hiểu rằng đây là một trong những phương thức vận tải hàng hóa phổ biến, sử dụng phương tiện chuyên chở, cơ sở hạ tầng phù hợp nhằm đáp ứng cho hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển. Trong đó, phương tiện thường được dùng chủ yếu nhất là các tàu chở hàng thuộc nhiều mức tải trọng khác nhau, các thiết bị phục vụ cho công việc bốc dỡ hàng hóa lên xuống tàu. Còn về cơ sở hạ tầng thì là các bến cảng, cơ sở vật chất xây dựng trong cảng dành cho hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Xu thế mới trong vận chuyển hàng hóa của con người
Như hiện nay, đường bộ đã không còn là tuyến đường chủ đạo mà con người khai thác phục vụ cho hoạt động vận chuyển hàng hóa. Song song với đó, các tuyến giao thông khác cũng được triển khai đầu tư thực hiện nhằm mang tới những giải pháp chuyên chở tối ưu nhất, giúp cho mỗi kiện hàng được giao và nhận an toàn, hiệu quả.
Phù hợp cho từng điều kiện và đòi hỏi thực tế để vận chuyển mỗi lô hàng, người ta sẽ vận dụng một phương thức vận tải tối ưu nhất. Chính từ thực tế này, các tuyến đường giao thông hiện nay đều nắm giữ một tầm quan trọng riêng, điều đó sẽ đảm bảo mỗi kiện hàng hóa được giao và nhận diễn ra hiệu quả và đem lại sự hài lòng cao nhất, dù đó có là mặt hàng gì, đặc điểm kích thước và tải trọng ra sao.
Đường bộ đã không còn là sự lựa chọn duy nhất của các chủ hàng lẫn đơn vị vận tải, mà đồng thời cùng với đó thì đường sắt, đường hàng không và đường biển cũng được tận dụng tối đa. Tùy theo đặc điểm giao nhận của từng lô hàng là gì, đòi hỏi của chủ hàng ra sao mà sẽ thực hiện chuyên chở hàng hóa theo một con đường tốt nhất, đảm bảo các yếu tố về an toàn, chi phí, thời gian vận chuyển.
Theo thời gian, đường biển đang cho thấy là tuyến vận chuyển tốt, đặc biệt là di chuyển những lô hàng lớn đi đến các vùng thuộc quốc gia có tiếp giáp biển. Thực tế khi mà các chuyến tàu hàng di chuyển trên biển đã nhiều lên, với tần suất qua lại giữa các vùng biển tăng lên đáng kể, điều đó hỗ trợ giao thương cho các nền kinh tế toàn cầu tốt lên.
Tại sao phải vận chuyển đường biển?
Những trường hợp nào thì ta nên hoặc phải vận chuyển đường biển? Bạn có thể tham khảo một số trường hợp sau:
+ Khi muốn vận chuyển hàng hóa có khối lượng khổng lồ.
+ Khi bạn cần vận chuyển hàng hóa quốc tế với số lượng lớn mà tiết kiệm chi phí.
+ Khi điểm gửi và nhận hàng tiếp giáp biển có cảng để tàu hàng neo đậu.
(*) Lưu ý với hình thức vận chuyển đường biển là chỉ có thể và nên áp dụng đối với những chuyến hàng không gấp gáp, không bị áp lực về mặt thời gian.
Ưu điểm của vận chuyển đường biển
Phương thức vận chuyển đường biển sở hữu nhiều ưu điểm vượt bậc, trong đó bao gồm:
- Cho phép vận chuyển cùng lúc những kiện hàng có khối lượng và kích thước không lồ.
- Dễ dàng kết hợp với các loại phương tiện, thiết bị và công cụ hỗ trợ khác trong quá trình vận tải.
- Tiết kiệm chi phí so với các phương thức chuyên chở khác là ưu điểm mà nhiều người rất thích khi vận chuyển đường biển.
- Độ an toàn cao với hệ thống giao thông trên biển thông thoáng, ít phương tiện di chuyển sẽ đảm bảo các tàu hàng luôn được an toàn, hiếm khi xảy ra các sự cố va chạm hay các tai nạn.
- Khả năng di chuyển rộng lớn mà không bị giới hạn: với việc có nhiều quốc gia trên thế giới tiếp giáp với biển, các tuyến đường di chuyển không bị hạn chế, nó giúp quá trình di chuyển của các tàu hàng trên biển trở nên thoái mái hơn, tiếp cận dễ dàng tới nhiều khu vực trên thế giới.
Rủi ro khi vận chuyển bằng đường biển
Mặc dù vận chuyển đường biển là phương thức vận tải hàng hóa rất được đánh giá cao về mức độ an toàn, thế nhưng cũng không thể phủ nhận rằng nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro mà con người nên biết tới, từ đó đưa ra những giải pháp phòng tránh nhằm giảm thiểu tối đa nhất các thiệt hại về phía mình.
- Rủi ro đến từ thiên tai (tự nhiên): những thay đổi bất thường của thời tiết trên biển như bão, mưa giông, biển động hay sóng thần đều có thể gây ảnh hưởng đến tàu hàng đang di chuyển trên biển.
- Rủi ro đến từ tai nạn trong quá trình di chuyển: việc tác tàu hàng va chạm với nhau, tàu mắc cạn khi di chuyển trong vùng biển nông hay chìm xuống biển là rất hiểm xảy ra, nhưng đó cũng là những rủi ro mà hàng hóa khi vận chuyển đường biển sẽ phải đối mặt.
- Rủi ro đến từ con người: thường thấy nhất vẫn là tình trạng tàu hạng bị cướp bởi các nhóm cướp biển hoặc bị tịch thu bởi Cơ quan chức năng của một quốc gia khi nghi ngờ nguồn hàng hóa đó có vấn đề.
Chứng từ vận chuyển đường biển
Chứng từ trong vận chuyển đường biển là hết sức cần thiết, nó thể hiện tính hợp pháp của hàng hóa, từ đó đảm bảo kiện hàng được lưu thông một cách đảm bảo, an toàn và không gặp phải những vấn đề rắc rối liên quan tới pháp lý. Trong một chuyển hàng vận chuyển đường biển sẽ thường bao gồm:
Chứng từ vận tải:
- Chứng từ vận đơn cho kiện hàng khi lên tàu: mục đích xác nhận quá trình đưa hàng hóa lên tàu đã hoàn thành.
- Lệnh xếp hàng hóa lên tàu: hướng dẫn quá trình sắp xếp và di chuyển hàng hóa trên tàu vận tải.
- Biên bản kê khai hàng hóa: chi tiết về loại hàng, số lượng và điểm đến của lô hàng.
- Biên nhận xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu.
- Phiếu thông tin kiểm soát số lượng hàng hóa trong quá trình vận tải.
- Bản vẽ sơ đồ hiển thị vị trí của hàng hóa được sắp xếp trên tàu, cho phép khâu kiểm soát lô hàng được tốt nhất, tránh bị thất lạc.
Chứng từ Hải quan: là những loại chứng từ cho phép tàu hàng được phép di chuyển khi đến khu vực hải quan.
- Giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa.
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa hợp lệ
- Phiếu đóng gói lô hàng…
Lý do thời gian di chuyển của đường biển lại chậm
1. Ảnh hưởng từ thiên nhiên
Thiên nhiên ở đây chủ yếu đến từ thiên tai, thời tiết xấu. Thật vậy, tính chất nổi bật của vận chuyển đường biển đó chính là phụ thuộc vào thời tiết. Hầu hết các phương tiện vận chuyển trong ngành vận tải đều chịu tác động, ảnh hưởng của thời tiết, nhưng tàu biển có lẽ là phương tiện phụ thuộc nhiều nhất. Bởi trong trường hợp thời tiết diễn biến xấu như thế nào, thì biển cả thường “khó lường” và thường xuyên hơn cả. Ví dụ một năm có thể có 10 cơn bão được hình thành trên biển đông và làm chậm quá trình vận chuyển của tàu thuyền thì sẽ có chỉ khoảng 3, 4 cơn bão đổ bộ vào đất liền và ảnh hưởng đến các phương tiện vận chuyển như vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không.
Ngoài ra, vận chuyển đường biển thường có tải trọng lớn hơn rất nhiều, gấp 3,4 hoặc nhiều lần hơn nữa các phương tiện khác. Vận chuyển đường biển là phương tiện duy nhất có thể chở được cả các hàng hóa có khối lượng cực kì nặng cũng như một số lượng hàng hóa lớn. Với hàng hóa lớn như vậy, chắc chắn sẽ không thể di chuyển nhanh được, để đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa, tàu thuyền bắt buộc phải di chuyển ở một tốc độ chuẩn mực.
2. Phức tạp về các thủ tục hải quan
Các thủ tục hải quan luôn rườm rà và phức tạp. Vận chuyển đường biển nhanh hay chậm cũng là tùy thuộc vào mức độ duyệt giấy tờ nhanh hay chậm của các cơ quan hải quan. Đôi khi vì giấy tờ thiết sót hoặc không hợp lệ, mà hàng hóa có thể bị giữ lại từ vài ngày.
3. Làm sao để khắc phục tốc độ của vận chuyển đường biển?
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất làm cho việc vận chuyển đường biển luôn diễn ra chậm hơn, có khi từ một đến vài tháng đối với hàng hóa quốc tế. Vậy làm thế nào để khắc phục hoặc cải thiện tình trạng này?
Hiện nay, các chuyên gia trong ngành cũng đã không ngừng nổ lực để có thể cải tiến về chất lượng tàu, nhằm tăng vận tốc vận chuyển mà không ảnh hưởng đến trọng tải. Ngoài ra, một trong những cách có thể đẩy nhanh tiến độ vận chuyển đó là chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng từ hợp lệ để thủ tục tại cơ quan hải quan được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Công ty vận chuyển đường biển
Công ty vận chuyển đường biển VDM Forwarder là một trong những đơn vị mà khách hàng có thể đặt niềm tin và liên hệ tìm tới chúng tôi. Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực vận tài hàng hóa, VDM đã mang đến cho hàng ngàn khách hàng của mình những dịch vụ chất lượng, uy tín và tiết kiệm nhất, được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên nhiệt tình và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, hỗ trợ tốt các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Hiện nay, VDM Forwarder cung cấp đa dạng các loại hình vận chuyển hàng hóa đường biển như:
- Vận chuyển hàng lẻ, hàng rời
- Vận chuyển hàng nguyên
- Vận chuyền hàng đóng thùng container
- Vận chuyển đường biển khu vực nội địa và quốc tế.
Giá cước vận chuyển đường biển
Để vận chuyển một kiện hàng thông qua đường biển, các chủ hàng sẽ cần phải thanh toán cước dịch vụ cho công ty vận tải, theo một khung giá cước phù hợp với lô hàng được gửi. Thông thường thì hiện nay, giá cước vận chuyển đường biển được quy định phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Khoảng cách từ nơi gửi đến nơi nhận
- Chủng loại, khối lượng của hàng hóa
- Hàng được vận chuyển khu vực nội địa hay ra ngoài quốc tế
- Điều kiện bảo quản đặc biệt cho hàng hóa (nếu có).
Giá cước vận chuyển đường biển các loại hàng hóa sẽ bao gồm các loại phí:
- Phí dịch vụ tình cho đơn vị vận tải
- Phí bảo hiểm hàng hóa theo giá trị lô hàng
- Phí bốc dỡ hàng hóa lên xuống tàu
- Phí lưu hàng hóa ở cảng khi chưa kịp thời vận chuyển
- Và một số loại phụ phí khác theo quy định.
Vận chuyển đường biển kết hợp các loại hình khác là gì?
Vận chuyển đa phương thức - hay chính là vận chuyển kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận chuyển với nhau. Tương tự như các hình thức khác, vận chuyển đường biển cũng hoàn toàn có khả năng kết hợp với các loại hình còn lại để tạo nên một phương thức vận chuyển mới, với nhiều ưu điểm hơn trong từng hoàn cảnh.
Có thể kết hợp vận chuyển đường biển với các loại hình như: vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường sắt, hoặc cùng lúc kết hợp nhiều hình thức vận chuyển đó.
Tại sao phải kết hợp các loại hình vận chuyển?
Câu hỏi được đặt ra là tại sao phải kết hợp như vậy? Có ích lợi gì cho quá trình vận chuyển? Có gì khác nhau giữa kết hợp và không kết hợp các hình thức đó không?
Thứ nhất, ta có thể kết hợp vận chuyển đường biển với các hình thức khác để tạo nên một hình thức vận chuyển mới trong trường hợp muốn chuyển một khối lượng hàng lớn đến một quốc gia không có biển.
Thứ hai, việc kết hợp vận chuyển đường biển với các loại hình vận chuyển khác sẽ giúp tối ưu thời gian vận chuyển.
Ngoài ra, việc kết hợp như vậy còn giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Thay vì tốn kém cho vận chuyển hàng không, ta có thể lợi dụng ưu điểm là chi phí thấp của đường biển, tận dụng kết hợp với đường hàng không để tiết kiệm một khoản khá lớn.
Trong trường hợp đơn hàng của bạn gặp sự cố và sản xuất chậm hơn dự kiến, bạn nên kết hợp các hình thức vận chuyển khác với vận chuyển đường biển. Bởi nếu chỉ vận chuyển đường biển thôi sẽ làm quá trình giao nhận hàng của doanh nghiệp càng chậm hơn nữa.
Vận chuyển đường biển kết hợp với vận chuyển đường bộ
Là hình thức kết hợp giữa vận chuyển đường biển và đường bộ. Nghĩa là bạn sẽ vận chuyển đường biển trước, sau đó dùng đường bộ để vận chuyển hàng đến nơi cần giao. Hoặc ngược lại, bạn có thể lựa chọn hình thức vận chuyển đường bộ trước, sau đó vận chuyển đường biển.
Hai hình thức này có thể bù trừ lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng:
- Vận chuyển đường biển: chi phí thấp, phụ thuộc vào tự nhiên, thời gian chậm
- Vận chuyển đường bộ: chi phí cao, ít phụ thuộc vào tự nhiên, thời gian nhanh.
Nhờ đó, chỉ cần biết khéo léo kết hợp, chúng ta có thể tạo nên một sự cân bằng trong vận chuyển, với chi phí trung bình, đảm bảo thời gian vận chuyển đúng hạn.
Vận chuyển đường biển kết hợp với đường hàng không?
Kết hợp đường biển với đường hàng không cũng là lợi dụng thế mạnh của mỗi phương thức để tạo nên sự mới mẻ, đồng giờ giúp tiết kiệm chi phí.