VDM FORWARDER CO.,LTD

Slide I
Slide 2
Slide 1

Phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng 2030

Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trong khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động vào bậc nhất trên thế giới. Mặt khác, với hơn 3.260km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển.

Dịch vụ vận chuyển container bằng đường biển

1. DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN NỘI ĐỊA

CẢNG VẬN CHUYỂN

VẬN CHUYỂN CONTAINER

. Sài Gòn
. Vũng Tàu
. Vân Phong
. Quy Nhơn
. Dung Quốc

. Đà Nẵng
. Chân mây
. Cửa Lò
. Hải Phòng
. Cái Lân

VDM Forworder cung cấp dịch vụ vận chuyển Container đi/đến 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam


2. DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ

TUYẾN
(Xuất - Nhập)

TỪ CÁC CẢNG VIỆT NAM ĐI QUỐC TẾ & NGƯỢC LẠI

1. Châu Âu:

. Anwerp
. Felixtowe
. Hamburg

. Leharve
. Rotterdam
. Zeebruge

2. Hoa Kỳ:

. Chicago
. Long Beach
. Los Angeles

. New York
. Oak Land
. Savanah

3. Trung - Nam Mỹ:

. Callao
. Panama
. Rio De Janeiro

. San Vincente
. Santiago

4. Trung - Bắc Phi:

. Casablanca
. Capetowe
. Douala

. Durban
. Luanda
. Port Elizabeth

5. Australia:

. Adelaide
. Auckland
. Brisbane
. Christchurch

. Melbourne
. Sydney
. Perth

6. Trung Quốc:

. Dalian
. Ningbo
. Qingdao
. Shanghai

. Shenzhen
. Shekou
. Tianjin
. Xiamen


LIÊN HỆ TƯ VẤN & BÁO GIÁ
Hotline 0909021545

Tuy nhiên, thực tế cho thấy vận tải đường biển của nước ta còn chưa phát triển đúng tầm và còn chứa đựng nhiều thách thức. Do đó, việc xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới vận tải hàng hải và cơ sở hạ tầng liên quan cho nước ta là một yêu cầu hết sức cấp bách và thiết thực để đưa vận tải biển Việt Nam hội nhập và chiếm vị trí xứng đáng trong mạng lưới vận tải đường biển khu vực châu Á và trên thế giới.

Thực trạng hệ thống cảng biển Việt Nam

Nước ta hiện có 39 cảng biển được chia thành 6 nhóm.

- Nhóm 1: Cảng biển phía bắc từ Quảng Ninh tới Ninh Bình. 

- Nhóm 2: Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh; 

- Nhóm 3: Trung Trung bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi; 

- Nhóm 4: Nam Trung bộ từ Bình Định đến Bình Thuận; 

- Nhóm 5: Đông Nam bộ;

- Nhóm 6: Đồng bằng sông Cửu Long. 

Các cảng biển cũng được thiết kế chuyên dụng, phân định thành 3 loại: 

- Cảng tổng hợp quốc gia

- Cảng địa phương (có phạm vi hấp dẫn và chức năng phục vụ chủ yếu trong phạm vi địa phương đó)  

- Cảng chuyên dùng (phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp tập trung, hàng qua cảng có tính đặc thù chuyên biệt như dầu thô, than, quặng). 

Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng hóa và đặc biệt là hàng hóa container vận chuyển bằng đường biển đang tăng trưởng với tốc độ cực kỳ cao, trên 20%/năm trong giai đoạn 2001-2008. Tuy nhiên phân bố lượng hàng được vận chuyển qua hệ thống các cảng là không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và TP.HCM. Trong khi đó, các cảng ở khu vực khác đang hoạt động dưới công suất do thiếu nguồn hàng hóa bốc xếp. Thêm vào đó, tốc độ nâng cấp xây mới các cảng chính lại không theo kịp tốc độ phát triển hàng hóa, dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng đối với các cảng biển. 

Ngoài ra cảng biển Việt Nam còn có một số điểm hạn chế và thách thức như:

- Do yếu tố lịch sử, các cảng lớn của Việt Nam đều nằm gần các thành phố lớn và ở sâu phía trong khu vực cửa sông nơi chịu ảnh hưởng bởi sa bồi và thủy triều. Chính vì thế, các tàu trọng tải lớn có mớn nước sâu không thể cập các hệ thống cảng này để bốc xếp hàng hóa.

- Diện tích chật hẹp của khu vực thành thị khiến việc mở rộng hệ thống kho bãi cũng như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan gặp nhiều khó khăn.

- Phương tiện bốc dỡ và hệ thống kho hàng có năng lực hạn chế đã làm giảm tốc độ hàng hóa thông qua cảng.

- Hệ thống phân phối hậu cần nội địa chưa phát triển, còn nghèo nàn và hoạt động kém hiệu quả, góp phần làm tăng tổng chi phí vận tải hàng hóa.

- Còn ít các dịch vụ liên quan đến cảng và vận tải biển. Việt Nam hiện nay không có một cảng biển trung chuyển tầm cỡ khu vực, chính điều này khiến hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ phải trung chuyển ở các cảng Singapore và Malaysia, làm tăng chi phí vận tải lên đến 20%.

Định hướng phát triển cảng biển Việt Nam

“Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới” - đó là một trong những mục tiêu của Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009.

Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển; đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.

Trên cơ sở các phân tích về các nhân tố tác động đến sự thành công của cảng biển cũng như xu hướng phát triển cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam, cùng với cơ sở từ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 thì các định hướng phát triển hàng hải và cảng biển Việt Nam tập trung:

- Về vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường biển, đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 27-30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải quốc tế.

Khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110-126 triệu tấn vào năm 2015; 215-260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5-2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9-10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020.

Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu...) và tàu trọng tải lớn. Năm 2010 có tổng trọng tải 6-6,5 triệu DWT; năm 2015 có tổng trọng tải 8,5-9,5 triệu DWT đến năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT. Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm.

- Về công nghiệp tàu thủy, đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu hộ cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình...

- Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại...

Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh mẽ, và đây thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành vận tải đường biển của Việt Nam. Và trong quá trình phát triển đó, yêu cầu về việc phát triển dịch vụ vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển là rất cần thiết để ngành vận tải biển Việt Nam có thể chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong ...

Liên hệ
  • Kinh doanh 1
    0909021545
  • Kinh doanh 2
    0935711730
  • Kinh doanh 3
    0909711730
0909 021 545
Thống kê truy cập
zalo-img.png
Gửi bảng giá
Để lại thông tin liên hệ của bạn chúng tôi sẽ gửi bảng giá nhanh nhất cho bạn
Chọn dịch vụ