VDM FORWARDER CO.,LTD
1. DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN NỘI ĐỊA
CẢNG VẬN CHUYỂN |
VẬN CHUYỂN CONTAINER |
|
. Sài Gòn |
. Đà Nẵng |
VDM Forworder cung cấp dịch vụ vận chuyển Container đi/đến 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam |
2. DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ
TUYẾN |
TỪ CÁC CẢNG VIỆT NAM ĐI QUỐC TẾ & NGƯỢC LẠI |
|
1. Châu Âu: |
. Anwerp |
. Leharve |
2. Hoa Kỳ: |
. Chicago |
. New York |
3. Trung - Nam Mỹ: |
. Callao |
. San Vincente |
4. Trung - Bắc Phi: |
. Casablanca |
. Durban |
5. Australia: |
. Adelaide |
. Melbourne |
6. Trung Quốc: |
. Dalian |
. Shenzhen |
Vận chuyển đường biển nội địa là gì?
Như chúng ta đã biết, vận chuyển đường biển là một trong các hình thức vận chuyển của ngành vận tải. Vận chuyển đường biển được chia làm hai loại chính đó là vận chuyển đường biển nội địa và vận chuyển đường biển quốc tế.
Vận chuyển đường biển nội địa được hiểu là vận chuyển hàng hóa và con người (riêng ở nước ta thì chỉ có hàng hóa) từ nơi này đến nơi khác thông qua phương tiện tàu biển. Vận chuyển đường biển có một số ưu điểm như: có tải trọng lớn, chuyên chở được hàng hóa có khối lượng nặng, kích thước lớn, chi phí thấp, ít xảy ra va chạm trên tuyến giao thông biển, …
Bên cạnh đó, những nhược điểm của vận chuyển đường biển chính là phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, điều kiện tự nhiên, và thời gian vận chuyển dài.
Các giai đoạn phát triển ngành vận chuyển đường biển nội địa
Vận chuyển đường biển là một trong những phương thức vận chuyển lâu đời, tiết kiếm chi phí và không khắt khe về trọng tải hàng hóa nên được nhiều người sử dụng, góp phần phát triển ngành vận tải biển tại Việt Nam.
Giai đoạn trước đây, ngành vận chuyển đường biển quá quen thuộc với các doanh nghiệp Việt bởi biển đã trở thành người bạn đồng hành trên con đường chinh phục thành công với con người. Đồng thời, hàng hóa chở bằng đường biển phổ biến vì hình thức vận chuyển này giúp giảm gánh nặng của đường bộ.
Giai đoạn sau, vận tải biển trên thế giới lâm vào tình cảnh khủng hoảng khiến nhiều công ty phải tuyên bố phá sản và đóng cửa hoặc bắt buộc sáp nhập với đơn vị khác để cùng tồn tại. Tuy nhiên, vận chuyển đường biển trong nước tăng trưởng, có tiềm năng phát triển trong thời gian tới nhờ đi đúng phương hướng, chiến lược đã đề ra của các cấp lãnh đạo.
Những lợi ích mà vận chuyển đường biển đem lại
Vận tải hàng hóa đường biển nội địa là cơ sở đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng tốt nhất. Từ đó, đơn vị cung cấp dịch vụ ra đời, trở thành điều tất yếu của khách hàng. Nó mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Để giảm thiểu sự quá tải, áp lực lên đường bộ, nhiều người đã chọn phương thức vận chuyển đường biển, là giải pháp quan trọng trong thị hiếu của doanh nghiệp đang hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa nội địa.
Chuyên chở nhiều hàng hóa với khối lượng lớn cùng lúc mà không bị giới hạn về kích thước, số lượng và chủng loại, nhờ đó chủ hàng tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển.
Tuyến đường biển lưu thông êm ái, thông thoáng nên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ít gặp rủi ro hơn so với phương thức đường bộ. Hàng hóa không bị va chạm, tránh được tình trạng sốc, vỡ hay rò rỉ trong quá trình di chuyển và những mặt hàng đặc biệt được đóng gói vào container chuyên dụng để hàng bảo quản an toàn.
Tóm lại, vận tải biển nội địa giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro khi vận chuyển. Ngoài ra, nó giảm sức ép, sự quá tải của đường bộ, làm giao thông ổn định, an toàn, không gây ô nhiễm môi trường và tránh những tai nạn đường bộ nghiêm trọng.
Một số hạn chế của ngành vận chuyển đường biển nội địa
Đối với ngành vận chuyển đường biển nội địa nước ta, còn tồn tại một số hạn chế nhất định đang cần được làm rõ để từ đó có hướng khắc phục phù hợp, nhằm duy trì sự phát triển và tạo nền tảng phát triển bền vững cho ngành vận tải biển nói chung và sự phát triển kinh tế quốc tế nói riêng.
+ Chất lượng tàu còn thấp:
Việc sử dụng tàu cũ, kém chất lượng hoặc “hết hạn sử dụng” chở hàng hóa làm ảnh hưởng đến năng suất vận chuyển, năng lực trọng tải của tàu giảm sút trầm trọng và nguy hiểm hơn là dẫn đến tai nạn. Lúc trước, cùng khối lượng hàng chỉ cần vận chuyển 1 lần nhưng bây giờ phải tốn ít nhất 2 đến 3 lần chở, mất thời gian và chi phí.
Ngoài ra, chất lượng tàu thấp còn có nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn trong quá trình vận chuyển.
+ Thiếu nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực đang trong tình trạng thiếu hụt hoặc kinh nghiệm đào tạo chưa chuyên sâu. Với vị trí địa lý thuận tiện, giáp biển (đường bờ biển dài 3260km) giúp phát triển vận tải biển nhưng người theo học ngành này không nhiều, chưa kể một số khi ra trường chuyển hướng sang ngành khác.
+ Ô nhiễm môi trường tại các cảng biển:
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa nhiều, tàu xuất hiện ngày càng đông. Để có nơi neo đậu, nhà nước xây dựng nhiều cảng biển nhằm phục vụ cho ngành vận tải biển tăng trưởng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cảng biển đang ở mức báo động. Hậu quả dẫn đến hiện tượng trên là do sự cố về hàng hóa, khâu quản lý rác thải chưa nghiêm ngặt, hợp lệ đã khiến cảng biển trở thành tác nhân gây hại môi trường.
Những hạn chế trên là những hạn chế điển hình và cơ bản nhất của vận chuyển đường biển nội địa nước ta. Hi vọng trong thời gian tới, chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ có những phương hướng khắc phục phù hợp.