VDM FORWARDER CO.,LTD

Slide I
Slide 2
Slide 1

VDM FORWARDER CO.,LTD

banner 1
banner 2
banner 3
Vận tải VDM
Với lợi thế về vị trí địa lý, Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới dựa trên sự thông thương hàng hóa giữa các nước. Nhu cầu vận tải hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả đang ngày càng trở nên thiết yếu.
Các nội dung liên quan đến vận tải đường biển

1. Vận tải đường biển là gì?

Vận tải đường biển hiểu đơn giản là các hoạt động chuyên chở trên biển, sử dụng phương tiện và các kết cấu hạ tầng phù hợp hỗ trợ cho quá trình vận chuyển, bao gồm các loại tàu thuyền, bến cảng (vùng nước neo đậu tàu, vùng đất liền kề), thiết bị bốc dỡ, phương tiện trung chuyển phụ trợ… đảm bảo quá trình di chuyển, giao nhận hàng hóa và con người theo đường biển diễn ra hiệu quả an toàn.

Hoạt động vận tải đường biển hiện nay sử dụng đa dạng phương tiện tàu vận tải, tùy theo mục đích là chuyên chở hàng hóa hay hành khách mà người ta sử dụng loại tàu phù hợp. Ngoài ra, một số tàu chở người cũng được thiết kế với những kho hàng riêng để xếp hàng hóa đi cùng giúp tiết kiệm phần nào chi phí trong vận tải, nhưng chỉ chuyên chở một số nhóm mặt hàng nhất định.

2. Ưu điểm  của vận tải đường biển

Tại sao vận tải đường biển lại đang là phương thức vận chuyển hàng hóa được mọi người yêu thích và lựa chọn? Đó là vì nó có những ưu điểm mà các phương thức vận tải khác không có được:

- Vận chuyển đường gần như tất cả các loại hàng hóa, kể cả những mặt hàng không thể chuyên chở bằng những phương thức khác.

- Tuyến giao thông trên biển thông thoáng, tàu hàng di chuyển thoải mái và tiếp cận được nhiều khu vực khác nhau.

- Độ an toàn cao: hệ thống giao thông trên biển tự nhiên, không gặp chướng ngại, ít phương tiện qua lại nên rất hiểm xảy ra va chạm tai nạn tàu biển.

- Khả năng chuyên chở của vận tải đường biển là cực lớn, không giới hạn kích cỡ mặt hàng.

- Chi phí để vận chuyển một lô hàng bằng đường biển rất thấp, tiết kiệm chi phí đáng kể cho các chủ hàng.

3. Các loại hình vận tải đường biển

Vận tải đường biển hiện được chia làm hai loại hình chuyên chở chủ yếu là:

- Vận tải hành khách: thường sử dụng các phương tiện chuyên chở dành cho người, được đầu tư đầy đủ hệ thống tiện ích trên tàu phụ vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, giải trí của con người.

- Vận tải hàng hóa: phục vụ hoạt động giao thương của nền kinh tế toàn cầu, đảm nhận chuyên chở đa dạng các chủng loại hàng, với đủ kích thước và tải trọng.

            + Vận tải hàng nguyên

            + Vận tải hàng lẻ

            + Vận tải hàng hóa bằng container

            + Vận tải hàng rời (không đóng thùng container)

4. Vai trò của vận tải đường biển

Vận tải đường biển được biết đến với nhiều vai trò to lớn, trở thành một trong những phương thức vận chuyển hàng hóa không thể thiếu của con người:

- Thúc đẩy hoạt động giao thương quốc tế mở rộng, nhanh chóng, mang tới sự đa dạng cho các loại hàng hóa trong giao nhận.

- Vận chuyển hàng hóa có số lượng lớn nhưng giá thành lại rất rẻ, giúp tối ưu chi phí cho con người.

- Là phương thức vận tải an toàn nhất nhờ hệ thống giao thông rộng rãi, ít phương tiện di chuyển.

- Vận chuyển mặt hàng cồng kềnh luôn dễ dàng trên những chiếc tàu hàng có kích thước lớn.

5. Các loại phí trong vận tải đường biển

Vận tải đường biển bao gồm các loại phí phổ biến được mô tả bên dưới đây:

- Phí vận chuyển: đơn vị vận tải thu của chủ hàng một mức phí tương ứng theo từng nhu cầu. Phần phí này gọi là phí dịch vụ và không bao gồm các khoản phí phụ khác khi có phát sinh.

- Phí bảo hiểm hàng hóa: chủ hàng sẽ mua bảo hiểm cho lô hàng của mình khi cần vận chuyển. Tùy theo giá trị thực tế của lô hàng mà khoản phí phải chi trả được quy định theo một tỉ lệ nhất định.

- Phí GRI: một loại phụ phí được tính thêm vào những khoảng thời gian của đợt cao điểm do đơn vị vận tải đưa ra.

- Phí PSS: loại phụ phí vào mùa cao điểm do chủ tàu áp dụng.

- Phí BAF: phụ phí do biến động từ sự thay đổi giá nhiên liệu.

- Phí COD: chỉ đưa ra trong trường hợp chủ hàng có nhu cầu thay đổi điểm đến của hàng hóa so với thỏa thuận đã ký trong hợp đồng.

- Phí CFS: Phí kho bãi và xếp dỡ hàng hóa lên hoặc xuống tàu. Phí được thu theo số lượng hàng thực tế.

- Và nhiều loại phí khác được quy định trong ngành vận tải biển.

6. Cách tính giá cước vận tải đường biển

Giá cước vận tải đường biển là khoản phí mà đơn vị vận tải thu từ khách hàng thuê dịch vụ cho mỗi chuyến hàng. Giá cước này không cố định mà phụ thuộc vào khoảng cách của tuyến đường, khối lượng và chủng loại hàng hóa.

Phương thức thanh toán cước vận tải đường biển thường do bên chủ hàng và đơn vị vận tải thỏa thuận rồi đưa ra quyết định, nhưng chủ yếu theo ba phương thức chính: trả cước trước một lần, chỉ trả cước sau khi giao hàng đến đúng nơi và trả trước một khoản rồi thanh toán đủ khi hàng đến điểm nhận.

Ngoài giá cước dịch vụ được công ty vận tải quy định thì chủ hàng cần phải trả, cũng có một số loại phụ phí phát sinh trong những trường hợp nhất định: vào mùa cao điểm vận chuyển, sự thay đổi điểm nhận hàng từ chủ hàng, phí chi trả khi qua những vùng biển (kênh đào Panama, Suez…).

7. Quy định về vận tải đường biển

Quy định về vận tải đường biển được ban hành trong Nghị định Chính phủ dành cho hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển, trong đó đề cập đến các nội dung chính:

- Thủ tục, giấy tờ cần thiết cho vận tải đường biển

- Quy định về giao nhận hàng hòa

- Quy định xếp dỡ hàng hóa

- Quy định hoạt động vận chuyển hàng hóa

- Cước phí, thanh toán

- Bồi thường, thưởng phạt trong quá trình vận tải.

Quy định này được đưa ra và yêu cầu các bên liên quan tuân thủ khi thực hiện hoạt động vận tải hàng hóa trên biển.

8. Quy trình vận tải đường biển

Quy trình vận tải hàng hóa đường biển được chia làm 6 bước:

Bước 1: Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ kho đến càng biển. Tùy vào từng loại hàng mà phương tiện sử dụng có thể là xe tải, xe container hoặc xe lửa.

Bước 2: Đơn vị vận chuyển sẽ làm việc trực tiếp với cơ quan hải quan, xác minh lô hàng để hàng hóa được thông quan.

Bước 3: Lên lịch vận chuyển hàng hóa sau khi đã xác định tàu vận tải. Ở bước này, đơn vị vận tải sẽ báo cáo cụ thể với chủ hàng về tình trạng lô hàng, thời gian hàng rời cảng.

Bước 4: Đơn vị vận tải sẽ xuất vận đơn cho khách hàng, đó được xem như là giấy chứng nhận người sở hữu lô hàng.

Bước 5: Hàng được vận chuyển và đến cảng nhận hàng (cảng nhập), tại đây đơn vị vận tải sẽ tiến hành một số thủ tục cần thiết với hải quan nơi đây để hàng được vào cảng.

Bước 6: Hàng hóa sau khi được thông quan tại cảng nhập sẽ được vận chuyển trực tiếp đến địa điểm của người nhận đã được yêu cầu trước đó từ người gửi.

9. Bảo hiểm vận tải đường biển

Bảo hiểm vận tải đường biển là một loại dịch vụ được cung cấp bởi một bên thứ 3 nhằm bảo đảm giá trị của lô hàng khi không may gặp phải rủi ro ngoài ý muốn. Với những chính sách được nêu ra trong bảo hiểm, nó sẽ giảm thiểu tối đa những thiệt hại mà đơn vị vận tải và chủ hàng sẽ phải chịu, mà lúc này lô hàng bị thiệt hại sẽ được đơn vị cung cấp bảo hiểm chi trả.

Mua bảo hiểm khi vận tải hàng hóa bằng đường biển là một quy định bắt buộc. Tương ứng với giá trị thực tế của lô hàng mà số tiền phải thanh toán cho phí bảo hiểm sẽ nhiều hoặc ích.

Phí bảo hiểm vận tải đường biển được tính theo công thức:

CIF= C+F/1-R. Trong đó

- I: phí bảo hiểm

- C: tổng giá trị hàng hóa

- F: cước phí vận tải

- R: tỉ lệ phí bảo hiểm

- CIF: giá trị chung của hàng hóa (bao gồm giá trị thực của lô hàng, cước phí vận tải, phí bảo hiểm).

10. Các loại chứng từ vận tải đường biển

Chứng từ trong vận tải hàng hóa đường biển bao gồm hai loại chính:

Chứng từ Hải quan

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

- Giấy phép xuất nhập khẩu của lô hàng cần vận chuyển

- Hợp đồng thương mại chứng minh tính giao thương của lô hàng

- Tờ khai Hải quan cung cấp đủ các thông tin theo mẫu ban hành

- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của lô hàng

- Với nhóm mặt hàng động – thực vật, sẽ cần bổ sung thêm giấy chứng nhận hàng hóa đã qua kiểm dịch.

Chứng từ liên quan đến vận chuyển

- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa hợp pháp

- Dan mục các loại hàng hóa cần vận chuyển

- Sơ đồ sắp xếp hàng hóa trên tàu

- Phiếu xác nhận kiểm đếm đúng số lượng hàng khai báo

- Biên lai có xác nhận từ thuyền phó

- Chứng từ vận đơn

- Biên lai xác thực nhận hàng với tàu

- Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng (nếu có)

- Phiếu kiểm đếm

- Chứng từ biên lai giám định chất lượng hàng.

11. Mẫu hợp đồng vận tải đường biển

Mẫu hợp đồng vận tải đường biển là văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc giữa đơn vị vận tải và chủ hàng, trong đó đưa ra những điều khoản quy định về trách nhiệm của mỗi bên với mục đích đảm bảo quá trình vận chuyển lô hàng diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

Trong hợp đồng vận tải đường biển sẽ bao gồm các điều khoản chính:

- Thông tin của các bên trong hợp đồng (bao gồm Tên, địa chỉ, email, số điện thoại, mã số thuế… Thường được nêu trong hợp đồng là Bên A (Bên thuê vận chuyển) và Bên B (Bên cung cấp dịch vụ vận chuyển).

- Điều khoản liên quan đến tàu hàng: nêu rõ các đặc điểm của tàu sẽ chuyên chở hàng hóa (Tên, chủng loại, đặc điểm kỹ thuật, nhận dạng). Thông tin chi tiết của tàu hàng trong hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp chủ hàng dễ dàng tìm hiểu về phương tiện đảm nhận công việc chuyên chở lô hàng của mình.

- Điều khoản về thời gian:

            + Thời gian tàu đến cảng trước khi thực hiện công đoạn xếp hàng lên tàu cần được ghi rõ chi tiết trong hợp đồng, bởi nó sẽ quyết định một phần tới thời gian vận chuyển.

            + Thời gian vận chuyển từ nơi nhận tới nơi đến, bao gồm trong đó thời gian xếp dỡ hàng lên xuống tàu. Hai bên sẽ phải ghi rõ chi tiết thời gian này, theo ngày cụ thể để tránh những tranh chấp về sau giữa hai bên.

- Điều khoản về hàng hóa: cần ghi chú rõ trong hợp đồng tên của hàng hóa là gì, số lượng, đặc điểm và quy cách đóng gói. Việc cung cấp rõ nội dung về hàng hóa là cơ sở cho những tranh chấp về sau nếu xảy ra vấn đề.

- Điều khoản về bến cảng: thông tin về bến cảng mà tàu hàng neo đậu để thực hiện công việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống tàu cũng cần thể hiện rõ, số lượng cảng, tên của mỗi cảng. Cảng xếp dỡ hàng phải là cảng an toàn, không có các vấn đề bất ổn có nguy cơ gây ảnh hưởng tới hàng hóa.

- Điều khoản thể hiện cước phí dịch vụ: là nội dung quan trọng nêu rõ giá cước tính cho hàng hóa theo các tiêu chí như khối lượng, thể tích. Dựa theo số lượng hàng hóa cần vận chuyển và công thức tính có sẵn, nó sẽ cho ra giá cước mà chủ hàng cần thanh toán cho đơn vị vận tải. Trong điều khoản này cũng ghi rõ hình thức chi trả đã thỏa thuận giữa các bên trước đó (trả trước, trả sau, trả một phần).

- Các điều khoản phụ khác đi kèm: ngoài các điều khoản thể hiện trách nhiệm của các bên trong hợp đồng, cũng có một số điều khoản khác nêu rõ những trường hợp bất khả kháng, được biết trừ trách nhiệm của các bên. Trong trường hợp lô hàng gặp sự cố, tất cả sẽ được chi trả từ bảo hiểm lô hàng.

Tìm hiểu hoạt động vận tải nội địa

1. Vận tải nội địa là gì?

Vận tải nội địa là hoạt động chuyên chở trong phạm vi nội địa của một quốc gia, khai thác các tuyến giao thông như đường bộ, đường biển, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Tùy theo chủng loại hàng và khoảng cách giao nhận mà mọi người lựa chọn một phương thức hoặc kết hợp chúng lại với nhau để quá trình vận tải hàng hóa được hiệu quả nhất.

2. Các phương thức trong vận tải nội địa

Hoạt động vận tải nội địa hàng hóa hiện nay bao gồm 5 phương thức chính:

- Đường bộ: sử dụng đa dạng các loại phương tiện phục vụ cho quá trình chuyên chở hàng hóa khu vực nội địa, nhưng phổ biến nhất vẫn là xe máy, xe tải, xe container.

- Đường biển: những chiế tàu biển có tải trọng lớn sẽ đảm bảo quá trình di chuyển hàng hóa trên biển diễn ra một cách an toàn và cho hiệu quả chuyên chở tốt nhất.

- Đường sông: các loại tàu thuyền có kích thước và tải trọng nhỏ là phương tiện chủ yếu dùng trong vận tải trên sông, nó cho phép di chuyển dễ dàng vào những khu vực con sông nhỏ, kênh đào hẹp để len lỏi và di chuyển hàng hóa đến nơi nhận.

- Đường sắt: di chuyển trên một trục đường cố định bằng tàu hỏa, vì vậy vận tải hàng bằng đường sắt thường cần kết hợp với các phương thức vận tải khác trong lúc luân chuyển hàng hóa. Nhưng bù lại, di chuyển bằng đường sắt lại tiết kiệm khá nhiều thời gian, chi phí.

- Đường hàng không: những chiếc máy bay sẽ là phương tiện dùng để phục vụ hoạt động vận tải nội địa bằng đường hàng không của con người. Nhanh là ưu điểm lớn nhất của phương thức này, tuy nhiên chi phí để vận chuyển một lô hàng trên không là khá cao. Không phải loại hàng gì cũng được phép chở trên máy bay, mà nó phải nằm trong danh sách quy định.

3. Vai trò của vận tải nội địa

Vai trò của vận tải nội địa là đảm bảo hoạt động giao thương, luân chuyển hàng hóa của mọi người ở phạm vi trong nước diễn ra hiệu quả và tiết kiệm thời gian di chuyển, chi phí. Chỉ với những chiếc xe tải, xe đầu kéo, tàu thuyền, máy bay hay tàu hỏa, việc chuyên chở cùng lúc khối lượng hàng lớn đến nơi cần sẽ trở nên dễ dàng hơn, chứ không gặp khó khăn như cách chở hàng bằng xe đồ, bằng con người như ở thế kỷ trước.

4. Giá cước vận tải nội địa

Tùy từng phương thức vận tải nội địa mà giá cước có sự chênh lệch. Nhưng tất cả đều dựa theo một cách tính chung:

- Khoảng cách tuyến đường từ điểm gửi đến điểm nhận hàng.

- Số lượng hàng hàng hóa cần vận chuyển.

- Hàng được vận chuyển trong điều kiện bảo quản đặc biệt ( hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng...).

- Trong một số trường hợp, chủ hàng sẽ phải chịu thêm một số khoản phụ phí phát sinh trong quá trình vận tải nội địa như phí kho bãi, phí phát sinh thay đổi nơi nhận.

Quyết định hợp tác với công ty vận tải đường biển nội địa nhiều kinh nghiệm trong giao nhận hàng hóa, đơn vị chủ hàng sẽ được yên tâm hơn với kiện hàng của mình.

zalo-img.png
Gửi bảng giá
Để lại thông tin liên hệ của bạn chúng tôi sẽ gửi bảng giá nhanh nhất cho bạn
Chọn dịch vụ