VDM FORWARDER CO.,LTD

Slide I
Slide 2
Slide 1

Các cảng liên doanh của Vinalines gồng mình tái cơ cấu nợ

Trong khi các cảng thuộc sở hữu 100% vốn của Tổng công ty Hàng hải (Vinalnes) tìm mọi cách đển bán bớt phần vốn nhà nước thì các cảng liên doanh cũng đang tìm mọi cách cơ cấu lại các khoản nợ

Mục tiêu cao nhất của Vinalines kể từ năm 2013 đến nay là tái cơ cấu các khoản nợ và tìm cách phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong khi tình hình kinh doanh ở các cảng 100% vốn nhà nước và các cảng cổ phần khác vẫn có lãi dù không cao thì các cảng liên doanh tiếp tục thua lỗ.

Theo báo cáo công tác 6 tháng đầu năm của Vinalines, trong 6 tháng đầu năm nay, khi thực hiện tái cơ cấu lại nợ ở các tổ chức tín dụng, Vinalines đồng thời tiến hành luôn tái cơ cấu nợ ở các liên doanh cảng mà Vinalines có vốn góp. Những người đại diện vốn của Vinalines tại các công ty liên doanh cảng đang tích cực đàm phán với các bên cho vay để cơ cấu lại các khoản nợ đến hạn theo hướng giãn nợ.

Đến nay, cảng SSIT (liên doanh giữa cảng Sài Gòn và cảng SSA của Mỹ) đã ký được thỏa thuận khoanh nợ và xóa lãi phát sinh cho đến hết năm 2016.

Tại cảng SP-PSA, liên doanh giữa Vinalines, cảng Sài Gòn và Tập đoàn PSA (Singapore), các bên liên doanh đã hoàn tất ký thỏa thuận hỗ trợ dự án; theo đó hỗ trợ cảng này trong việc cơ cấu các khoản vay ngân hàng đến hết năm 2015.

Đối với cảng CMIT, liên doanh giữa Vinalines và APM Terminals (Đan Mạch), tổng công ty vẫn đang chỉ đạo người đại diện vốn tiếp tục đàm phán với bên cho vay một số giải pháp nhằm giảm nghĩa vụ trả các khoản nợ trước mắt cũng như đề nghị giảm lãi suất.

Đối với cảng CICT, liên doanh giữa công ty con của Vinalines là Công ty cổ phần đầu tư cảng Cái Lân và tập đoàn SSA Holdings của Hồng Kông, tổng công ty đã có nghị quyết cho phép cảng vay cổ đông nước ngoài để cơ cấu các khoản nợ đến hạn trả.

Báo cáo của Vinalines không cho biết số lỗ và số nợ cụ thể tại các liên doanh cảng là bao nhiêu. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu nợ ở các cảng liên doanh được tiến hành trong bối cảnh tổng doanh thu của Vinalines 6 tháng đầu năm nay ước chỉ đạt 9.778 tỉ đồng, bằng 44% kế hoạch năm 2014 và bằng 99% so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2013, dẫn đến việc tổng công ty tiếp tục thua lỗ năm thứ 5 liên tiếp, với mức lỗ dự kiến năm nay khoảng 775 tỉ đồng.

Trong số các ngành nghề kinh doanh chính của Vinalines kinh doanh cảng vẫn hoạt động ổn định nhất với sản lượng tăng so với cùng kỳ các năm trước, tuy mức tăng không cao: chỉ tăng 4% so với thực hiện cùng kỳ năm 2013.

Tình hình kinh doanh ổn định này diễn ra tại các cảng mà Vinalines không liên doanh, các cảng mà Vinalines đang tích cực bán vốn nhà nước, cổ phần hóa.

Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh cảng hiện đang gặp khó khăn do việc cân trọng tải xe để hạn chế xe chở quá tải từ tháng 4-2014 ảnh hưởng đến thời gian rút hàng tại kho bãi cảng dẫn đến lượng hàng tồn kho, bãi cảng tăng. Giá cả nguyên nhiên liệu, thiết bị, chi phí tiền lương, bảo hiểm tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao trong khi tình trạng cạnh tranh giữa các cảng, nhất là các hãng tàu ép giảm giá cước dịch vụ và yêu cầu tăng thời hạn thanh toán. Luồng tàu vào các các cảng bị bồi lắng cũng ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cảng...

Sáu tháng cuối năm 2014, Vinalines đặt mục tiêu nâng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng lên 67 triệu tấn và tiếp tục xây dựng phương án cổ phần hóa, bán đấu giá lần đầu cổ phiếu các cảng Cam Ranh, Nghệ Tĩnh, Cần Thơ và Năm Căn.

Nguon TBKTSG

Liên hệ
  • Kinh doanh 1
    0909021545
  • Kinh doanh 2
    0935711730
  • Kinh doanh 3
    0909711730
0909 021 545
Thống kê truy cập
zalo-img.png
Gửi bảng giá
Để lại thông tin liên hệ của bạn chúng tôi sẽ gửi bảng giá nhanh nhất cho bạn
Chọn dịch vụ